PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS KIM ĐÍNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

Trường THCS Kim Đính

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

 

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới. Và ở nước ta, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh học sinh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành phố mà còn ở nông thôn, không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ . Nó không những gây ra những tác  động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bạo lực học đường hầu như xảy ra ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau nhưng tập trung nhất là ở lứa tuổi 14, 15, 16 là học sinh ở cuối cấp THCS và đầu cấp THPT.

Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu thế nào là bạo lực học đường, nhận diện hành vi bạo lực học đường để từ đó chúng ta có các giải pháp phòng tránh.

I. Khái niệm bạo lực học đường

         Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường. Có thể là hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa giáo viên với giáo viên hoặc giữa học sinh với bất cứ ai diễn ra bên trong hay bên ngoài nhà trường.

Cần phân biệt bạo lực học đường với bạo lực xã hội, đạo đức xã hội…
Ví dụ một phụ huynh học sinh vì bênh vực con vào trường gây gổ, hành hung thầy cô giáo, một học sinh bị bọn trấn lột hành hung buộc phải chống trả tự vệ thì đó cũng không phải là bạo lực học đường.

II. Nguyên nhân bạo lực học đuờng 
         Có nhiều cách phân tích nguyên nhân của bạo lực học đường, nhìn chung có 4 nhóm nguyên nhân chính:

1. Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình: Đây là nguồn nguyên nhân chính của bạo lực học đường.
2. Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường: Đây là nguyên nhân quan trọng do nhà trường chú trọng dạy học không chăm lo đầy đủ cho việc dạy người.
3. Nguyên nhân từ phía giáo dục xã hội: Do tác động của mặt trái kinh tế kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội và truyền thông gây ra.
4. Nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân người chưa thành niên: Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do người chưa thành niên không làm chủ bản thân mà ra

III. Nhận diện bạo lực học đường: Bạo lực học đường cũng là hành vi lệch chuẩn nhưng thiên về sử dụng bạo lực.

1. Phân loại hành vi bạo lực học đường:
        - Hành vi bạo lực học đường thụ động là hành vi sai lệch do nhận thức sai hoặc nhận thức không đầy đủ chuẩn mực (nội qui, qui tắc). Đây là loại hành vi không đáng ngại.
        -  Hành vi bạo lực học đường chủ động là hành vi mà các cá nhân biết rõ chuẩn mực nhưng vẫn cố ý làm sai, đây là loại hành vi đáng ngại, nguy hiểm.
2. Nhận diện hành vi bạo lực học đường:
        - Hành vi sử dụng bạo lực cơ bắp là hành vi đánh đập, hành hung để cưỡng bức, trấn lột người bị hại, người gây hại có thể sử dụng hung khí ở các mức độ khác nhau làm tổn thương tinh thần, sức khỏe, tính mạng người bị hại.
         - Hành vi đe doạ, khủng bố là hành vi nhằm gây bất an cho người bị hại, nói xấu, sỉ nhục, bêu rếu làm mất uy tín, danh dự người bị hại.
         - Các hành vi trên có thể do người gây hại thực hiện hay tổ chức thành băng nhóm để thực hiện
3. Dấu hiệu bạo lực học đường
         Bạo lực học đường thường trải qua ba giai đoạn là trước, trong và sau hành vi bạo lực và đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu, báo trước bằng các biểu hiện, chứng cứ nhận biết được gồm có:
         Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực. Dấu hiệu xa như học sinh học kém, lêu lỏng, chán học, bất cần đời. Dấu hiệu gần (cận bạo lực) như gây gỗ, hăm dọa, kết băng nhóm, mang theo hung khí trong người…
         Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực: Là các dấu vết bạo lực để lại sau hành vi bạo lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bị xâm hại. Ngoài ra các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là nhẫn tâm, vô tình hay cố ý với người bị hại
        Dấu hiệu hậu bạo lực: chủ yếu là hành vi, thái độ của kẻ gây hại sau khi bị xử lý đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê, thỏa mãn của người gây hại.
        Đối với công tác giáo dục cần xem các dấu hiệu trong một vụ bạo lực học đường nhưng các dấu hiệu tiền bạo lực là vấn đề có ý nghĩa nhất vì nó là chỉ báo để nhà truờng tiến hành can thiệp, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường hiệu quả, kịp thời, định hướng cách giải quyết thỏa đáng nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra. Dấu hiệu sau bạo lực cũng cần được xem xét để có thể giáo dục cảm hóa người gây hại, ngăn chặn hành vi tiếp diễn đối với những dấu hiệu ân hận, hối cải sau bạo lực.
5 Giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường:
- Cấp độ nhà trường: Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn xã hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hoá học đường, gia tăng yếu tố dạy người trong giáo dục. Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực.
- Cấp độ gia đình: Hướng tới cải thiện các mối quan hệ gia đình lành mạnh. Đối với các học sinh có nghịch cảnh gia đình … cần được tư vấn để vượt qua khó khăn tâm lý

1.Giáo viên chủ nhiệm đảm nhận trách nhiệm ở cả trong và ngoài lớp học của mình chủ nhiệm.
2. Không để định kiến xảy ra trong lớp học.
3. Lắng nghe.
4. Tham gia tích cực vào các nhóm, tổ chức chống bạo lực của học sinh.
5.  Nâng cao khả năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực
6.  Thảo luận với học sinh về ngăn chặn bạo lực học đường.
7. Khuyến khích học sinh chia sẻ những thông tin về dấu hiệu bạo lực với nhà trường.
8. Dạy cho học sinh cách thức giải quyết xung đột và kỹ năng làm chủ cảm xúc của mình.
9. Liên lạc với phụ huynh học sinh về các dấu hiệu.

                  Người sưu tầm 

 


                   Đồng Thị Nga

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
GIỚI THIỆU SÁCH THƯ VIỆN THÁNG 6 NĂM 2019-2020 Cuốn sách: “ÔN THI VÀO 10 THPT CHUYÊN HÓA” Tác giả: Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Lễ, Vũ Minh Tiến, Vũ Quốc Trung Nhà xuất bản: Giáo dục Việ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 17 phút - Ngày 11 tháng 6 năm 2020
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THƯ VIỆN THÁNG 5 NĂM 2019-2020 Cuốn sách: “Búp sen xanh” Kính thưa các Thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! “ Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có ... Cập nhật lúc : 17 giờ 46 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN “ NGÀY SÁCH VIỆT NAM” NĂM 2020 Như chúng ta đã biết, trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai tr ... Cập nhật lúc : 17 giờ 37 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4/2020 GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ (Sách online) Kính thưa các quý vị phụ huynh học sinh, các thầy giáo, cô giáo, cùng các em học sinh thân mến! ... Cập nhật lúc : 17 giờ 33 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Kính thưa các Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh thân mến! Học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, muốn khám phá song cò ... Cập nhật lúc : 17 giờ 25 phút - Ngày 24 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Các bạn thân mến ! Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, một hình thức văn hóa giân dan có từ lâu đời. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm nội dung giáo dục của ai đó. Trả ... Cập nhật lúc : 21 giờ 35 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh cuốn sách : 35 tác phẩm được giải trong Cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng. Do nhà xuất bản ... Cập nhật lúc : 21 giờ 29 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Để phòng chống dịch viêm phổi cấp do virut corona gây ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo, ngày 5/2/2020 tập thể CB-GV-NV trường THCS Kim Đính tham gia tổng vệ sinh toàn trường ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 8 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Sau nhiều ngày thi đấu với sự nỗ lực của bản thân các em HS trường THCS Kim Đính đã giành những chiếc huy chương bạc và đạt giải Ba toàn đoàn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 21 phút - Ngày 8 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
HS lớp 9B quét dọn nghĩa trang liệt sỹ - Đây là một hoạt động có ý nghĩa sâu sắc; góp phần giáo dục các em học sinh về niềm tự hào dân tộc, lòng kính trọng của thế hệ sau với thế hệ cha, anh ... Cập nhật lúc : 18 giờ 46 phút - Ngày 23 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...