PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS KIM ĐÍNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

PHÒNG GD&ĐT KIM THÀNH

TRƯỜNG THCS KIM ĐÍNH

Số: 09/KH - THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Kim Đính, ngày 15  tháng 11 năm 2010

 

CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2010-2015

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

 

LỜI NÓI ĐẦU

        Xã Kim Đính là một xã thuần nông, phía Bắc giáp xã Ngũ Phúc, phí Đông giáp xã Kim Tân, phía Nam giáp huyện Thanh Hà, phía Tây giáp xã Bình Dân. Xã Kim Đính, có tỉnh lộ 188 chạy qua trung tâm xã theo hướng Bắc – Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên:731,48 ha.Tổng diện tích đất canh tác: 185,75 ha.Tổng diện tích chuyển đổi: 15,4 ha. Tổng số thôn: 03 thô ( 10 khu dân cư, đã có một khu dân cư được đạt danh hiệu: Làng văn hóa). Tổng số chi bộ của đảng bô: 08 chi bô bộ. Tổng số đảng viên của đảng bộ: 281 đảng viên. Tổng số hộc trong xã: 1.932 hộ. Tổng số nhân khẩu: 7.775 khẩu.

          Đời sống của nhân dân xã Kim Đính hiện nay: Số hộ giàu 38,89%; số hộ khá: 48%; số hộ nghèo: 9,58%; số hộ cận nghèo: 3,53%. Tổng số thu nhập của địa phương là 58.670 tỉ đồng; bình quân thu nhập đầu người là 7,89 triệu đồng/người/năm.

          Kim Đính là một xã giàu truyện thống cách mạng, luôn hoàn thành xuất sắt nghĩa vụ của Đảng và nhà nước. Đảng bộ xã Kim Đính nhiều năm liền đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh cấp huyện. Chính quyền nhiều năm liền đạt danh hiệu: Chính quyền trong sạch vững mạnh cấp huyện. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đạt danh hiệu: Loại khá. Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội khuyến học và các đoàn thể địa phương đều đạt danh hiệu tiên tiến.

          Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 6,78%. Sản xuất nông nghiệp đạt 47,9%, tổng thu từ sản xuất nông nghiệp 27,617 tỉ đồng, tiểu thủ công nghiệp đạt 22,0%, kinh doanh dịch vụ đạt 30,1%. Bình quân thu nhập đầu người là 7,89 triệu đồng/người/năm.

          Lĩnh vực Văn hóa – Giáo dục được lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND quan tâm và có bước phát triển vững chắc, các ngành học phổ thông đúng độ tuổi, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao; tỉ lệ học sinh giỏi tỉnh, giỏi huyện được duy trì, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa 100%, tỉ lệ trên chuẩn năm sau cao hơn năm trước; bình quân hiện nay 46,15% giáo viên trên chuẩn; giáo viên giỏi cấp trường trở lên 69,2%; giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện trở lên 12,0%; học sinh có lực học khá, giỏi trường THCS đạt 52,0%; học sinh lên lớp tiểu học đạt 99,9%; học sinh trường THCS tốt nghiệp đạt 95,6%; thi đỗ vào các trường THPT Kim Thành và trường tư thục đạt 85,4%; hàng năm có có sinh thi đỗ vào các trường Đại học; hoạt động của hội khuyến học hiện nay đã phát triển rộng khắp trên toàn xã; đã có 100% số thôn, số dòng hộ xây dựng được quỹ khuyến học cùng với hội cha mẹ học sinh đã tạo môi trường thuận lợi là động lực thúc đẩy cho sự nghiệp giáo dục ngày càng phát tiển. Cả 3 ngành THCS, Tiểu học, Mầm non đều đạt Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc, giữ vững được trường đạt chuẩn quốc gia, trường Tiểu học và THCS đã và đang phấn đấu đạt chuẩn ở mức độ 2. Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và tư vấn pháp luật đã giúp cho nhân dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào cuộc sống và lao động sản xuất.

          Trường THCS Kim Đính đã được xây dựng trên khuôn viên 11.150m2 sát tỉnh lộ 188 thuộc địa bàn thôn Phù Tải II – trung tâm của xã. Được thành lập vào ngày 08 thàng 09 năm 1966 lúc đầu với lên gọi Trường Phổ thông cấp II Kim Đính, trường đã thu hút được học sinh trong xã đến học.

          Trong quá trình xây dựng và trưởng thành. Với sự quan tâm của Đảng bộ và địa phương, trường Phổ thông cấp II Kim Đính đã nhiều lần xây cất, tu sửa. Hiện nay ngôi trường đã được xây dựng lại với kiểu dáng, quy mô hiện đại và đẹp so với các trường trong huyện Kim Thành. Năm 2007 nhà trường được UBND tình Hải Dương công nhận là trường Chuẩn quốc gia giai đoạn I.

          Trong nhiều năm qua, nhà trường đã thực hiện tốt vấn đề giáo dục chất lượng đối với học sinh, đã có nhiều thế hệ học trò trưởng thành từ mái trường này gạt hái được nhiều thành công trên con đường học vấn cũng như trong nghề nghiệp công tác.

          Như chúng ta đã biết, giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, là quốc sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước qua tâm và đã gạt hái được nhiều thành công trong những thập kỉ qua. Ngày nay giáo dục nước nhà vẫn không ngừng vươn lên để sánh kịp với các nước trên thể giới như Bác Hồ hằng mong ước. Trường THCS Kim Đính là cơ sở giáo dục không thể tách rời trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường luôn xác định tầm quan trọng của giáo dục đã và đang xây dựng, coi trọng kế hoạch chiến lược lâu dài nhằm phát triển nhà trường với tầm nhìn và sứ mạng tốt nhất, sẽ trở thành địa chỉ đỏ cho nền giáo dục huyện nhà, góp phần làm cho nền giáo dục cả nước nói chung phát triển không ngừng.

 

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

          + Luật giáo dục năm 2005 được Quốc hội chỉnh sửa và bổ sung năm 2009.

          + Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 như:

          - Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng phát triển Giáo dục – Đạo tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại và nhiệm vụ đến năm 2020.

          - Kết luận số 242 – TB/TƯ của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, ngày 15 tháng 04 năm 2009.

          - Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, ngày 19 tháng 06 năm 2009.

          - Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&Đt về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp hock của Bộ giáo dục và đào tạo, ngày 02 tháng 04 năm 2007.

          -  Nghị quyết đại hội đại biểu huyện Kim Thành lần thứ XXIII, nghị quyết Đảng bộ xã Kim Đính XXVI, nhiệm kì 2010- 2015.

          Mục đích xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược trường THCS Kim Đính nhằm định hướng cho sự phát triển một cách nhanh chóng cũng như bền vững về chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đó là: Đức – Trí – Thể - Mỹ, bên cạnh đó phát huy được giá trị truyền thống của nhà trường nói chung và vùng đát Kim Thành nói riêng, đó là: Tinh thần vượt khó học tập, giữ gìn nét đẹp đạo đức văn hóa bản sắc địa phương bao đời nay.

          Quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược này được được thực hiệ một cách tổng thể từ mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên trong trường đến tất cả các bộ phận, tổ chức trong và ngoài nhà trường đều đóng góp ý kiến, tạo nên cơ sở dữ liệu ban đầu để Ban giám hiệu có cái nhìn định hướng, bao quát toàn diện cho bản kế hoạch. Sau khi phân tích dữ liệu thu nhận được , nhà trường đã phân công từng mảng, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch của mình sau đó báo cáo cho Hội đồng trường để từ đó phân tích nhận định đi đến thống nhất chung về nội dung của bản kế hoạch. Ngoài những điều kiện trên, Ban giám hiệu nhà trường còn thu thập thông tin về cách thức, quy trình, đề cương chi tiết của một bản kế hoạch thông qua các chuyên đề, tập huấn của cán bộ quản luysmaf trực tiếp là các giảng viên học viện giáo dục cung cấp, vì thế nhìn chung tổng thể của kế hoạch chiến lược nhà trường có tính khoa học, đầy đủ và sát với tình hình chung, mang lại tính khả thi cho chiến lược giáo dục nhà trường trong thười gian trung và dài hạn.

          Trong quá trình bắt tay vào xây dựng bản đề cương chiến lược này, nhà trường chúng tôi được sự giúp đỡ của các ban ngành, cụ thể là Phòng GD&Đt hướng dẫn chỉ đạo mang tính định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục để phù hợp với tình hình chung trong toàn huyện và mang tính đột phá với đơn vị trường THCS Kim Đính, chúng tôi được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy, chính quyền xã tạo điều kiện tiếp cận thông tin như về dân số, đời sống, thành quả giáo dục qua các thời kỳ,...Sựn đóng góp ý kiến quý báu của mỗi cá nhân, tổ chức trong trường học về dự thảo xây dựng kế hoạch nhà trường đến năm 2020.

 

CẤU TRÚC CỦA BẢN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Phần I. Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Phần II. Sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị của trường học.

Phần III. Mục tiêu và các giải pháp chiến lược.

Phần IV. Các chương trình hoạt động chiến lược.

Phần V. Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá kế hoạch và kết quả đạt được.

 

Mỗi một nội dung của bản kế hoạch chiến lược nhà trường đều thể hiện sự gần gũi với mỗi tổ chức, cá nhân trong dơn vị, được xem như là một phần không thể thiếu trong nhiệm vụ của mỗi giáo viên, các tổ chức trong trường học, vì vậy nó mang giá trị văn hóa rõ nét. Nói chung kế hoạch chiến lược của nhà trường mang tính khả thi cao, không xa rời, giáo điều đối với mỗi thành viên trong nhà trường, để từ đó tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường ngày một phát triển có hiệu quả.

          Tổng thể chung của bản kế hoạch chiến lược này được nhà trường xác định sử dụng lâu dài, mang tính chất vừ là định hướng, vừa là mục tiêu cho nhà trường vươn tới, xây dựng nó với sức sống lâu dài và phát triển bền vững có kế thừa và phát huy các mục tiêu, tầm nhìn sứ mạng của nhà trường....

I. Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

          1. Đặc điểm tình hình

          1.1. Môi trường bên trong.

a. Điểm mạnh.

* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường:

Tổng số: 33         Trong đó: BGH: 2, giáo viên: 26, nhân viên: 5

* Công tác quản lý của BGH:

- Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết.

- Chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ có hiệu quả.

- Quyết đoán, mạnh dạn đổi mới, đồng thời biết phát huy dân chủ trong trường học, được sự tin tưởng quý mến của CBGV, NV và học sinh trong nhà trường.

* Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên:

- Là một tập thể đoàn kết, nhiệt tính, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường luôn mong muốn nhà trường phát triển.

- Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục, nhiều đồng chí có triển vọng tốt, năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt.

* Chất lượng nhà trường:

Trong năm học vừa qua nhà trường đạt danh hiệu:

+ Trường: Tập thể lao động tiên tiến.

+ Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.

+ Đoàn – Đội: Vững mạnh xuất sắc.

+ Hai tổ chuyên môn: Tập thể lao động xuất sắc, Lao động tiên tiến.

+ Giáo viên:

- Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm các tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- 100% cán bộ giáo viên đến thời điểm cuối năm biết và sử dụn máy vi tính, 70% khai thác hiệu quả máy vi tính, 50% khai thác sử dụng hiệu quả Internet trong dạy học.

- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: Từ 1 đồng chí trở lên.

- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: Từ 3 đồng chí trở lên.

- Cá nhân: Lao động tiên tiến 15 đồng chí trở lên.

+ Học sinh:

*Chất lượng đào tạo (chất lượng giáo dục trong 3 năm liền kề):

Năm học

Số HS

Số lớp

Xếp loại học lực (%)

Xếp loại hạnh kiểm (%)

Học sinh giỏi

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

Huyện

Tỉnh

2007-2008

463

13

9.3

48.6

39.1

3.0

59.8

35.6

4.6

 

2

2008-2009

393

12

8.7

42.2

44.0

5.1

61.8

32.6

5.6

3

 

2009-2010

396

12

9.8

42.3

10.9

4.0

55.8

34.7

9.5

5

2

- HS giỏi cấp huyện 8 môn văn hóa: Đồng đội xếp thứ 2/21 trường.

- Lên lớp: 95% trở lên; tốt nghiệp từ 94,5%; trúng tuyển vào THPT hệ công lập đạt 58,66% tổng số học sinh dự thi trở lên. Tổng số 3 môn thi xếp thứ 6/21 trường.

* Cơ sở vật chất:

+ Phòng học thông thường: 06 phòng.

+ Phòng học bộ môn: 05 phòng ( 2 phòng Lý, Sinh đạt 90,7m2/phòng; 3 phòng Nghe nhìn, Tin học, Hóa học đạt 60m2/phòng).

+ Phòng Thư viện: 1 ( 60m2), trong đó 01 phòng dành cho học sinh; 01 phòng đọc dành cho giáo viên ( phòng đọc của giáo viên còn ghép với phòng hộ đồng).

+ Phòng thiết bị đồ dùng: 01

+ Phòng lầm việc của giáo viên: 06 phòng.

          Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay (tuy chưa đồng bộ, bàn ghế học sinh, phòng thí nghiệm Sinh – Hóa chất lượng thấp, phòng phục vụ giáo viên còn thiếu).

* Thành tích chính:

          Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục Kim Thành, được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy. Trong nhiều năm gần đây trường đều đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc, Tiên tiến, nhà trường được công nhận trường Trung học Chuẩn quốc gia giai đoạn I năm học 2007-2008.

b. Điểm hạn chế.

- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

+ Chưa chủ động được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.

+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên nhiều lúc còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa phù họp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.

+ Chưa thực sự cụ thể sát sao trong việc chỉ đạo một số hoạt động, hiệu quả một số hoạt động giáo dục chưa cao.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

+ Một số đồng chí giáo vien cao tuổi tiếp cận với đổi mới về tin học còn hạn chế. Thậm chí còn có đồng chí giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý học sinh. Một số ít giáo viên bảo thủ, ngại khó trong chuyên môn.

+ Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viện và việc sử dụng các phương tiện dạy học như vi tính, máy chiếu...vẫn chưa đồng đều ở các tổ chuyên môn, một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội và gia đình, thống nhất dạy chữ với dạy người.

          Một bộ phần không nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý giáo dục học sinh. Thạm chí có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, không tự học, bảo thủ, sự tín nhiệm của học sinh và động nghiệp thấp. Đội ngũ nhân viên nền nếp làm việc chưa thực sự tốt.

- Chất lượng học sinh:

          7,04% học sinh có học lực loại yếu; một bộ phận không nhỏ học sinh ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.

- Cơ sở vật chất:

          Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học còn thiếu, các phòng chức năng chw3a được đầu tư. Phòng làm việc của giáo viên, công đoàn, đoàn đội, văn phòng tổ chuyên môn diện tích chưa đảm bảo. Hệ thống bàn ghế, thiết bị dạy học đã cũ chưa thay thế. Hệ thống vi tính trang bị cho học sinh học tập đã hỏng nhiều, việc sửa chữa, nâng cấp gặp nhiều khó khăn về kinh phí. Chưa có phòng học đa chức năng.

          1.2. Môi trường bên ngoài:

a. Thời cơ.

- Nền kinh tế đất nước ổn định và tăng trưởng đều trong những năm qua kéo theo kinh tế địa phương ổn định trong 5 năm trở lại đây. Điều kiện kinh tế người dân địa phương ở mức khá trong toàn huyện, người dân cần cù, chịu khó.

- Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, sự đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng.

- Đảng ủy, HĐND, UBND xã nhà có chỉ đạo sát sao về công tác giáo dục, nhân dân địa phương thường xuyên qua tam đến chất lượng giáo dục cụ thể như: tỉ lệ học sinh thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào THPT chính quy....

- Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học đạt mức khá trong toàn huyện.

- Nhu cầu chất lượng cao ngày càng tăng, nhiều gia đình sẵn sàng đầu tư cho con em mình theo học những lớp bồi dưỡng, nâng cao.

b. Thách thức.

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kì hội nhập.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên một phần chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên còn là vấn đề mới và khó đối với hầu hết mọi người.

- Sự cạnh tranh của các trường trong huyện thu hút đầu vào, chất lượng đầu ra ngày càng tăng.

2. Các vấn đề chiến lược.

2.1 Danh mục các vấn đề chiến lược.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, cơ sở vật chất trong nhà trường đảm bảo trên mức tối thiểu.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên: cần chuẩn hóa về bằng cấp và chất lượng chuyên môn. Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT và ngoại ngữ.

- Chất lượng quản lí: đội ngũ quản lí, quản lí học sinh; việc tận dụng thời cơ; việc tham mưu với các cơ quan chức năng trong các vấn đề đặc biệt là vấn đề xã hội hóa giáo dục.

2.2. Nguyên nhân của vấn đề.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, cơ sở vật chất đầy đủ là ưu tiên số 1 cho bất kì một nhà trường  muốn trở thành trường chất lượng cao.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chính là năng cao hiệu quả đào tạo.

- Nâng cao chất lượng quản lí chính là sợi dây gắn kết ba môi trường: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, cũng chính là tận dụng những cơ hội để giải quyết những thách thức mà nhà trường đang gặp.

2.3 Các vấn đề ưu tiên cần giải quyết.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, cơ sở vật chất đầy đủ.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh, kết hợp ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

- Áp dụng các chuẩn (chuẩn nhà trường, phòng học bộ môn, thư viện, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên,....) vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lí, giảng dạy.

II. Tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị.

1. Tầm nhìn.

          Trong 10 năm tới, trường THCS Kim Đính sẽ là: “một trong những trường hàng đầu của huyện mà phụ huynh học sinh và học sinh sẽ lựa chọn để học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; nơi mà giáo viên giáo viên và học sinh khát vọng vươn lên”

2. Sứ mệnh.

          Nhà trường xác định sứ mệnh: “Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện có nề nếp, kỉ cương có chất lượng giáo dục văn hóa, văn nghệ, thể thao cao; nơi mà mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo”.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.

          Tình đoàn kết; Tinh thần trách nhiệm; Sự hợp tác; Lòng tự trọng; Tính sáng tạo; Tính trung thực; Khát vọng vươn lên.

III. Mục tiêu và các giải pháp chiến lược.

1. Mục tiêu.

          Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục; có phương pháp giáo dục kết hợp tốt giữa hiện đại, tiên tiến và truyền thống phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại; có cơ sở vật chất xứng tầm trong huyện.

2. Chỉ tiêu.

2.1. Các tổ chức, đội ngũ cán bộ, giáo viên.

+ Trường: Tập thể Lao động Tiên tiến xuất sắc. Trường đạt tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực, tiếp tục giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia.

+ Chi bộ: Trong sạch vững mạnh.

+ Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.

+ Đoàn – Đội: Vững mạnh xuất sắc.

+ Hai tổ chuyên môn: Tập thể lao động xuất sắc.

+ Tổ văn phòng: Lao động tiên tiến.

+ Giáo viên:

- Phấn đấu tỉ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên có bằng đại học trên mức 65%.

- Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm pháp luật, các tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên biết sử dụng máy vi tính, 70% khai thác có hiệu quả máy vi tính, 50% khai thác sử dụng hiệu quả Internet trong dạy học. Số tiết sử dụng công nghệ trông tin trên 20%. Cuối năm học số cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt lao động tiên tiến trở lên 70% CBGV.

2.2. Học sinh

- Quy mô lớp.

Năm học

Tổng số HS

Số lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

2010-2011

366

12

99

90

85

92

2011-2012

384

12

100

102

91

91

2012-2013

398

12

105

99

104

90

2013-2014

405

12

96

103

101

105

2014-2015

384

12

85

94

104

101

2015-2016

352

12

67

86

94

105

2016-2017

316

12

70

69

89

91

2017-2018

310

12

82

70

71

87

2018-2019

356

12

112

82

70

72

2019-2020

366

12

99

112

83

72

- Chất lượng học tập:

+ Học lực:

          Loại Giỏi: 12,0%;   loại Khá: 37,5%;   loại TB: 45.0%;   loại Yếu 4,5%;    loại Kém 0%.

+ Hạnh kiểm:

          Loại tốt: 60,5%;     loại Khá 31,5%;    loại TB: 8,0%;      loại Yếu: 0%

          Học sinh được trang bị kĩ năng sống và hướng nghiệp nghề khi TN THCS.

+ HS giỏi cấp Huyện:

          Các môn văn hóa đồng đội xếp từ thứ 2 đến thứ 5/21 đơn vị.

+ Lên lớp: 97% trở lên.

+ Tốt nghiệp: 97% trở lên.

+ Thi đỗ vào trung học phổ thông hệ công lập:

          Đạt từ 50% đến 60% tổng số học sinh dự thi, tổng điểm 3 môn thi xếp từ 2 đến 6 trong tổng số 21 trường trong huyện.

2.3. Cơ sở vật chất.

          Cần bổ sung:

+ Phòng học: đủ phòng cho học sinh học 1 ca.

+ Xây thêm phòng làm việc cho giáo viên.

+ Phòng học bộ môn được nâng cấp theo hướng hiện đại.

+ Phòng đa năng: 01 ( 700m2).

+ Phòng thư viện: Xây dựng thêm phòng đọc giáo viên; tiếp tục đầu tư thêm tài liệu, sách, báo, tập chí. Xây dựng thư viện xuất sắc.

+ Phòng đồ dùng thiết bị: mở rộng diện tích phòng, tiếp tục đầu tư thiết bị đồ dùng dạy học.

+ Xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm: “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”.

3. Phương châm hành động.

“ Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”

IV. Chương trình hành động chiến lược.

1. Các giải pháp chung:

+ Tuyên truyền trong cán bộ giáo viên và học sinh vể nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả CBGV, CNV trong trường theo các nội dung của kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

+ Xây dựng văn hóa nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi ở trên.

+ Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

2. Các giải pháp cụ thể:

a. Thể chế và chính sách:

+ Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo định hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác bên ngoài.

+ Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mạng tính đặc thù của nhà trường đảm bảo sự thống nhất.

b. Tổ chức bộ máy:

+ Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lí, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giảng dạy.

+ Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong nhà trường.

c. Công tác đôi ngũ:

+ Xây dựng đội ngũ CBGV, NV đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn Khá, Giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Quy hoạch, đào tạo, bồi dường CBGV, NV theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng yêu cầu của công việc.

+ Định kì đánh giá chất lượng hoạt động của CBGV, NV thông qua các tiêu chí về hiệu quả công việc được giao, các đóng góp cụ thể của CBGV, NV đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ giới thiệu, đề bạt, khen thưởng xứng đáng với những CBGV, NV có thành tích xuất sắc.

+ Đầu tư có trọng điểm về phát triển đội ngũ CBGV, NV đầu đàn, CBGV trẻ, có tài năng bố trí vào vị trí chủ chốt của nhà trường.

+ Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác, chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi CBGV, NV đều tự hào muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

d. Nâng cao chất lượng giáo dục:

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới PPDH, PPGD và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng HS. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn giúp HS có được những kĩ năng sống cơ bản tích cực và tự tin.

+ Định kì rà soát, đổi mới kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và PPGD theo xu hướng linh hoạt, hiện đại, phù hợp với đổi mới giáo dục.

+ Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục.

e. Cơ sở vật chất:

+ Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, xây dựng trường THCS kim Đính đảm bảo tiêu chuẩn của trường Chuẩn quốc gia.

+ Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hóa các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi TDTT của HS, xây dựng nhà tập đa chức năng.

+ Tiếp tục đầu tư máy vi tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT, xây dựng mạng thông tin quản lí giữa GV, các tổ chuyển môn với nhà trường trong qua hệ thống nối mạng Lan và Inernet.

g. Kế hoạch – Tài chính:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng tổ chuyên môn và nhà trường.

+ Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.

+ Tham mưu với ban đại diện cha mẹ HS để tăng cường hỗ trợ, đóng góp của phụ huynh HS.

+ Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác.

+ Tham mưu xây dựng phòng tập đa chức năng.

h. Chương trình phát triển và quảng bá thương hiệu.

- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu với từng CBGV, NV.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mõi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

V. Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá kế hoạch và kết quả đạt được.

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược.

          Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, NV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức.

          Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh chiến lược sau từng giai sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2015: Về cơ bản các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất trong nhà trường tương đối đầy đủ. Chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Chuẩn hóa hoàn toàn đội ngũ và có 65% cán bộ, giáo viên và nhân viên đạt mức trên chuẩn; tập thể đoàn kết, gắn bó, dần hình thành phương pháp làm việc hiệu quả, khoa học. Về cơ bản được được môi trường giáo dục có nề nếp, kỉ cương.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2015 – 2020: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục; có phương pháp giáo dục kết hợp tốt giữa hiện đại, tiên tiến và truyền thống phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại; có cơ sở vật chất xứng tầm trong toàn huyện.

4. Trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân.

4.1. Đối với tập thể.

a. Chi bộ.

- Nghiên cứu, thảo luận ra nghị quyết thực hiện đối với kế hoạch chiến lược.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch.

b. Hội đồng trường.

- Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của trường. Cùng Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu, huy động vốn đầu tư.

- Quyết nghị về dự thảo Quy chế, tổ chức và hoạt động của trường hoặc của các bổ sung, sửa đổi Quy chế trước khi Hiệu trưởng trình; quyết định chủ trương chi tiêu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ các nguồn vốn.

- Giám sát việc thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các Nghị quyết của Hội đồng trường.

c. Đối với các Tổ chuyên môn:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo từng năm trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, tác dộng, thời gian thực hieebj, nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các thành viên phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn, nguồn lực.

- Chủ động xây dựng dự án phát triển của tổ chuyên môn.

d. Ban chấp hành Công đoàn.

- Tuyên truyền kế hoạch phát triển chiến lược tới các đoàn viên công đoàn nhà trường.

- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; cùng với Hiệu trưởng cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ.

- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện, quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động; tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

e. Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Tổ chức vận động đoàn viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là nội dung nâng cao chất lượng giáo viên, ứng dụng CNTT.

- Chỉ đạo các hoạt động của Liên đội, tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đội viên, thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ Hiệu trưởng giao.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của Liên đội.

- Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp đoàn viên giáo viên tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục học sinh.

- Tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng các giải phấp nhằm cải tiến lề lối làm việc theo hướng hiện đại hóa, tác phong chuyên nghiệp của cán bộ, giáo viên và nhân viên; các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh; cách thức tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao.

g. Hội cha mẹ học sinh.

- Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền các bậc PHHS thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

- Tăng cường giáo dục gia đình, vận động PHHS quan tâm đúng mức đối với con em mình, tránh khoán trắng cho nhà trường.

* Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện tốt các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch phát triển của nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

4.2 Đối với cá nhân.

a. Hiệu trưởng:

          Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng tổ chức, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thự hiện kế hoạch trong từng năm học.

b. Phó hiệu trưởng:

          Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

c. Tổ trưởng chuyên môn:

          Tổ chức việc thực hiện trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

d. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:

          Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạc công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

VI. Kiến nghị với các cơ quan.

- Đối với Phòng giáo dục:

          Phê duyệt kế hoạch chiến lược hỗ trợ, hướng  dẫn về cơ chế, chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược.

- Đối với chính quyền địa phương, UBND Huyện Kim Thành:

          Hỗ trợ hoạt động nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng trường lớp cho nhà trường để thực hiện kế hoạch chiến lược.

          Trên đay là toàn văn văn bản chiến lược nhà trường – trường THCS kim Đính. Văn bản được thông qua trước toàn thể hội đồng cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường với sự nhất trí 100% và có tính chất pháp quy được thực hiện trong nhà trường bắt đầu từ năm học này. Mọi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện văn bản này.

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
GIỚI THIỆU SÁCH THƯ VIỆN THÁNG 6 NĂM 2019-2020 Cuốn sách: “ÔN THI VÀO 10 THPT CHUYÊN HÓA” Tác giả: Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Lễ, Vũ Minh Tiến, Vũ Quốc Trung Nhà xuất bản: Giáo dục Việ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 17 phút - Ngày 11 tháng 6 năm 2020
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THƯ VIỆN THÁNG 5 NĂM 2019-2020 Cuốn sách: “Búp sen xanh” Kính thưa các Thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! “ Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có ... Cập nhật lúc : 17 giờ 46 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN “ NGÀY SÁCH VIỆT NAM” NĂM 2020 Như chúng ta đã biết, trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai tr ... Cập nhật lúc : 17 giờ 37 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4/2020 GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ (Sách online) Kính thưa các quý vị phụ huynh học sinh, các thầy giáo, cô giáo, cùng các em học sinh thân mến! ... Cập nhật lúc : 17 giờ 33 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Kính thưa các Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh thân mến! Học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, muốn khám phá song cò ... Cập nhật lúc : 17 giờ 25 phút - Ngày 24 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Các bạn thân mến ! Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, một hình thức văn hóa giân dan có từ lâu đời. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm nội dung giáo dục của ai đó. Trả ... Cập nhật lúc : 21 giờ 35 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh cuốn sách : 35 tác phẩm được giải trong Cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng. Do nhà xuất bản ... Cập nhật lúc : 21 giờ 29 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Để phòng chống dịch viêm phổi cấp do virut corona gây ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo, ngày 5/2/2020 tập thể CB-GV-NV trường THCS Kim Đính tham gia tổng vệ sinh toàn trường ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 8 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Sau nhiều ngày thi đấu với sự nỗ lực của bản thân các em HS trường THCS Kim Đính đã giành những chiếc huy chương bạc và đạt giải Ba toàn đoàn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 21 phút - Ngày 8 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
HS lớp 9B quét dọn nghĩa trang liệt sỹ - Đây là một hoạt động có ý nghĩa sâu sắc; góp phần giáo dục các em học sinh về niềm tự hào dân tộc, lòng kính trọng của thế hệ sau với thế hệ cha, anh ... Cập nhật lúc : 18 giờ 46 phút - Ngày 23 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...