PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS KIM ĐÍNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

PHÒNG GD&ĐT KIM THÀNH

TRƯỜNG THCS KIM ĐÍNH

 

 
 
 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Kim Đính, ngày 23 tháng 1 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC VIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN 

NĂM HỌC 2014 -  2015

------------

 

Thực hiện Công văn số 1065/SGDĐT-VP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn số 76/PGDĐT-GDPT ngày 10/9/2014 về việc đăng ký và triển khai viết sáng kiến năm học 2014-2015. Để chuẩn bị cho việc tổ chức xét và đánh giá sáng kiến (SK),trường THCS Kim Đính lập kế hoạch triển khai viết, tổ chức xét và đánh giá sáng kiến năm học 2014 – 2015 như sau:

I.  Mục đích, yêu cầu

          - Việc xét duyệt để công nhận SK nhằm phát huy tinh thần lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; lựa chọn những SK có giá trị, hiệu quả thiết thực để phổ biến, nhân rộng; ghi nhận các cán bộ, giáo viên có những giải pháp sáng tạo, kinh nghiệm có giá trị, làm căn cứ cho việc xét công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng.

          - Tổ chức xét duyệt và đề nghị công nhận SK phải đảm bảo khách quan, khoa học, chính xác. Các trường cần kiểm tra đối chiếu giữa nội dung SK của cán bộ, giáo viên nhà trường với các SK đã được công bố; kiên quyết loại bỏ những SK đi sao chép hoặc viết không trung thực, không tổng kết, đúc rút từ thực tiễn, đồng thời xử lí nghiêm đối với cá nhân đi sao chép.

II. CÁC YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC TRÌNH BÀY SÁNG KIẾN

1. Phạm vi được công nhận là sáng kiến

Phạm vi được công nhận là sáng kiến gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đáp ứng các điều kiện: Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó; đã được áp dụng hoặc áp dụng thử nghiệm tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực trong quản lý giáo dục, giảng dạy. Cụ thể:

1.1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) giáo dục – đào tạo, bao gồm:

a) Sản phẩm cụ thể (ví dụ: dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi,… trong dạy học);

b) Quy trình (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình dự báo, kiểm tra, xử lý,...)

1.2. Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó có:

a) Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí đội ngũ, trang, thiết bị, đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động chuyên môn của giáo viên, các hoạt động giáo dục cho học sinh trong và ngoài nhà trường…)

b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc tại các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, đào tạo quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường: Quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng, quản lý dạy thêm, học thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, triển khai các phong trào thi đua, phong trào chống phát âm lệch chuẩn L/N…;    quản lý hoạt động đoàn thể, hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp,…

1.3. Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc lĩnh vực giáo dục & đào tạo hoặc liên quan đến GD&ĐT.

a) Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu);

b) Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá;

c) Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện;

d) Phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra đánh giá, cho điểm học sinh theo yêu cầu đổi mới, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục; phương pháp chủ nhiệm lớp; xây dựng và tổ chức hoạt động phòng bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành…;

1.4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn quản lý giáo dục và dạy học.

          2. Trình bày sáng kiến

2.1. Thông tin chung về SK (trình bày trong 1 trang theo mẫu số 1):

- Tên SK: Nếu SK liên quan đến giải pháp đã có tên đang được sử dụng phổ biến thì nên lấy ngay tên giải pháp để đặt tên SK. Nếu SK liên quan đến giải pháp lần đầu tiên được tạo ra thì nên đặt theo chức năng của SK được áp dụng trong thực tế.

-  Lĩnh vực áp dụng SK: Nêu ra được lĩnh vực cụ thể mà SK liên quan đến hoặc lĩnh vực mà SK được áp dụng.

- Tác giả:

Họ và tên:

Ngày tháng/năm sinh:

Chức vụ, đơn vị công tác, điện thoại:

- Đồng tác giả (nếu có)

Họ và tên:

Ngày tháng/năm sinh;

Chức vụ, đơn vị công tác, điện thoại:

- Chủ đầu tư tạo ra SK: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại

-  Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Tên đơn vị; địa chỉ, điện thoại

-  Các điều kiện cần thiết để áp dụng SK;

- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Nêu mốc thời gian mà SK được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế hoặc áp dụng thử.

2.2. Tóm tắt nội dung sáng kiến (trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa cơ bản nhất của SK, trình bày tóm tắt khoảng 2 trang). Tóm tắt SK tập trung vào các nội dung sau:

- Hoàn cảnh nảy sinh SK

- Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng SK

- Chỉ rõ: Tính mới, tính sáng tạo của SK; khả năng áp dụng của SK (tính khả thi của các giải pháp): Nêu cụ thể, chi tiết cách thức áp dụng SK; chỉ ra lợi ích thiết thực của SK (giá trị, hiệu quả của SK).

- Khẳng định giá tri, kết quả đạt được của Sk

- Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng SK.

2.3. Mô tả sáng kiến

Mô tả SK ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng. Trình bày nội dung SK, các bước thực hiện SK và các điều kiện cần thiết để áp dụng SK. Cụ thể:

Thứ nhất, phải chỉ rõ được tính mới, tính sáng tạo của SK đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, phân tích, so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp để chứng minh, thuyết phục về hiệu quả mà giải pháp khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Có thể minh họa bằng sơ đồ, hình vẽ, ảnh chụp mẫu sản phẩm, giáo án minh họa, đồ dùng, đồ chơi sáng tạo,… để chứng minh tính mới, tính sáng tạo của giải pháp, biện pháp đưa ra.

Trình bày kết quả thu được sau khi áp dụng SK kết quả định tính và định lượng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu trước và sau khi áp dụng giải pháp SK.

Thứ hai, trình bày về khả năng áp dụng của SK: Nêu rõ việc giải pháp đã được áp dụng (tính khả thi của của SK), kể cả áp dụng thử nghiệm trong điều kiện cụ thể tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào.

Thứ ba, chỉ ra lợi ích thiết thực của SK (giá trị, hiệu quả của SK). Đánh giá kết quả thu được hoặc dự kiến kết quả có thể thu được do áp dụng giải pháp SK. Trình bày kết quả thu được sau khi áp dụng SK (kết quả định tính và định lượng), trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu trước và sau khi áp dụng giải pháp SK thông qua các đối tượng thực nghiệm và đối chứng

- Hiệu quả kinh tế:

+ Nêu rõ những chỉ tiêu kinh tế (có thể lượng hóa được) như các chỉ tiêu tiết kiệm chi phí đầu vào (nguồn nhân lực, thời gian, chi phí nguyên vật liệu), tăng lợi nhuận đầu ra do SK mang lại cao hơn giải pháp đã biết trên cơ sở kết quả thử nghiệm, áp dụng thử SK.

+ Trong trường hợp lợi ích kinh tế không lượng hóa được thì phân tích, đánh giá những lợi thế có thể đạt được giữa việc áp dụng SK vào thực tiễn so với việc không áp dụng.

- Hiệu quả xã hội, môi trường: nêu rõ những nhược điểm đã được khắc phục của những giải pháp đã biết mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, trật tự an ninh xã hội, thuần phong, mỹ tục như: nâng cao điều kiện công tác; cải thiện môi trường giáo dục; nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ; tạo điều kiện học tập tích cực cho trẻ em phát triển thể chất và trí tuệ...

2.4. Kết luận

- Khẳng định kết quả mà SK mang lại;

- Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan   đến áp dụng và phổ biến SK.

Ngoài 3 phần chính trên có thể bổ sung danh mục chữ viết tắt, các phụ lục (các biểu mẫu, danh mục tài liệu tham khảo nếu có) và Mục lục.

Khi trình bày SK, nếu tác giả SK tham khảo, trích dẫn các nội dung trên mạng internet, sách báo, tạp chí, các tài liệu khác phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nội dung được tham khảo, trích dẫn. Nếu không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ nội dung tham khảo, trích dẫn, tác giả SK sẽ bị phạm qui sao chép, SK sẽ không được xét công nhận.

3. Hình thức trình bày

Văn bản SK được đánh máy, in đóng quyển (đóng bìa, dán gáy): Soạn thảo trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 14,      dãn dòng 1,5; lề trái 3,2cm đến 3,5cm; lề phải 2cm; lề trên 2cm, lề dưới 2cm. Không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp.    

Thứ tự trình bày SK như sau: Trang bìa; Trang trình bày thông tin chung về SK; Tóm tắt SK; Mô tả SK; Kết luận. Mỗi nội dung này đều được trình bày từ  bắt đầu một trang mới của SK, không trình bày nối tiếp các nội dung trong 01 trang. Ví dụ: Sau khi tóm tắt SK khoảng 2 trang, chuyển sang trang mới để Mô tả SK; hết phần Mô tả SK, chuyển sang trang mới – để  trình bày Kết luận và khuyến nghị.

Trang bìa: In trên bìa cứng (không đóng giấy bóng kính,không đóng bìa màu hồng, trình bày theo mẫu trang bìa).

4. Biểu điểm chấm sáng kiến:

Điểm chấm SK thang điểm 20, điểm thành phần và tổng điểm cho lẻ đến 0,25 điểm.

          4.1. Hình thức (2,0 điểm)

- Tên SK phù hợp với nội dung SK, khái quát được trọng tâm, phạm vi, ý nghĩa của vấn đề cần giải quyết của SK (1 điểm).

- Trình bày đúng quy định tại công văn số 1065/SGDĐT-VP ngày 03 tháng 9 năm 2014: Đủ các thành phần theo quy định, kết cấu hợp lý; không mắc lỗi chính tả; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc (1 điểm).

          4.2. Mô tả sáng kiến (17,0 điểm)

 Mô tả SK ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng. Trình bày nội dung sáng kiến,  các bước thực hiện sáng kiến và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Cụ thể :

-  Có tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến; Sáng kiến phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước (6 điểm).

- Có khả năng áp dụng của SK (tính khả thi của các giải pháp): Nêu cụ thể, chi tiết cách thức áp dụng SK đó (5 điểm).

- Có lợi ích thiết thực của SK (giá trị, hiệu quả của SK). Đánh giá kết quả thu được hoặc dự kiến kết quả có thể thu được do áp dụng giải pháp SK. Trình bày kết quả thu được sau khi áp dụng SK (kết quả định tính và định lượng), trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu trước và sau khi áp dụng giải pháp SK thông qua các đối tượng thực nghiệm và đối chứng (6 điểm.)

4.3. Kết luận (1,0 điểm) 

- Khẳng định kết quả mà SK mang lại;

- Khuyến nghị hợp lý.

          4.4. Xếp loại:

          - Loại Tốt: đạt từ 16 – 20 điểm;

          - Loại Khá: đạt từ 14 – dưới 16;

          - Loại Đạt yêu cầu từ 10 – dưới 14.

          III. QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG VIẾT SK, ĐÁNH GIÁ VÀ HỒ SƠ

          1. Đối tượng viết SK

          - Khuyến khích tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường tham gia viết sáng kiến.

          - Đối với các cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng kí danh hiệu CSTĐ cơ sở và CSTĐ cấp tỉnh bắt buộc phải viết SK (trừ những người được bảo lưu); kết quả SK là một trong các điều kiện phải có để công nhận danh hiệu CSTĐ cơ sở và CSTĐ cấp tỉnh.

- Giáo viên đạt giải trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện được coi như SK để xét danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.

          2. Đánh giá, xếp loại SK.

          a/ Đánh giá xếp loại SK.

          - Sáng kiến được đánh giá bằng điểm số, thang điểm 20

          - Việc xếp loại SK căn cứ vào nội dung SK (thể hiện qua điểm số) và sự phù hợp với kết quả thực tế công tác quản lí, giảng dạy của từng cán bộ, giáo viên. SK được xếp thành 3 loại tốt, khá, đạt yêu cầu; trong đó loại Tốt: không dưới 16 điểm, loại Khá: không dưới 14 điểm, loại Đạt yêu cầu: không dưới 10 điểm.

          - Các SK được công nhận cấp tỉnh sẽ được bảo lưu ở cấp tỉnh trong thời gian 3 năm (tính cả năm được công nhận), được sử dụng 1 lần để công nhận CSTĐ cấp tỉnh. Ở cấp huyện sáng kiến xếp loại Tốt được bảo lưu 3 năm, loại Khá bảo lưu 2 năm (tính cả năm được công nhận).

          3. Về hồ sơ

          - Hồ sơ nhà trường gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo gồm có 5 loại, cụ thể như sau:

          1. Tờ trình của nhà trường đề nghị chấm, công nhận SK cấp huyện.

          2. Danh sách SK đề nghị công nhận cấp huyện (theo mẫu 4, vừa gửi bằng văn bản, vừa gửi qua hộp thư điện tử về địa chỉ: dinhvanquangpgd@gmail.com )

          3. Báo cáo tổng hợp kết quả viết và áp dụng SK (theo mẫu 5)

          4. Các SK được in và đóng quyển theo quy cách, đối với các SK có đĩa CD, VCD minh họa cần ghi rõ trong danh sách đề nghị công nhận, được đính kèm với SK đảm bảo chặt chẽ, tránh thất lạc.

          5. File nội dung các SK đề nghị công nhận cấp huyện, gửi qua hộp thư điện tử về địa chỉ: dinhvanquangpgd@gmail.com. Quy định đặt tên file: Môn_họ và tên tác giả_tên đơn vị.doc (Ví dụ: toan_dothithuhang_thcsphuthai.doc)

          (SK không có file gửi kèm sẽ không được chấm, xếp loại)

          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          - Ngay khi nhận được công văn, nhà trường tiếp tục chỉ đạo viết SK-KN hoặc viết áp dụng SK-KN (nhà trường đã đôn đốc cán bộ, giáo viên viết- hoàn thành  ngay từ  đầu tháng 2/2015). Tổ chức thẩm định, đánh giá vào cuối tháng 2/2015, hoàn thiện chỉnh sửa SK-KN trước khi gửi đề nghị huyện công nhận vào trước ngày 2/3/2015.

          - Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tiến hành thẩm định, đánh giá SK-KN của cán bộ, giáo viên trong tổ, kết quả được lưu lại trong hồ sơ của tổ. Các SK-KN có chất lượng tốt mới đưa về Hội đồng khoa học nhà trường để thẩm định, đánh giá.

          - Hội đồng khoa học nhà trường tiến hành thẩm định, đánh giá xếp loại cấp trường đối với những SK-KN do các tổ chuyên môn gửi lên; lựa chọn SK-KN có chất lượng cao để chỉnh sửa, gửi đề nghị công nhận cấp huyện.

          *Cụ thể:

          - Ngày 24.1.2015: Thông báo lịch thu sáng kiến ở cấp tổ để các thành viên trong tổ góp ý, bổ sung sáng kiến.

          - Ngày 24.2.2015: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nộp SKKN đã được bổ sung, chỉnh sửa về tổ chuyên môn.

          - Ngày 25.2.2015: Thẩm định, góp ý SKKN cấp tổ theo nhóm chuyên môn.

          - Ngày 27.2.2015: Hội đồng khoa học nhà trường tiến hành thẩm định SKKN . Sau đó, giáo viên về hoàn thiện tiếp phần thiếu sót sau khi đã được góp ý.

          - Từ 02/3 đến hết ngày 03/3/2015: Nộp SK về Phòng giáo dục (Đ/c Hưng).

          Trên đây là những hướng dẫn trong việc viết, áp dụng và đánh giá SK-KN năm học 2014 - 2015, yêu cầu các đ/c cán bộ, giáo viên trong nhà trường , các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tốt nội dung hướng dẫn, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Lãnh đạo trường để có hướng giải quyết./.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Trần Thị Thanh Thủy

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
GIỚI THIỆU SÁCH THƯ VIỆN THÁNG 6 NĂM 2019-2020 Cuốn sách: “ÔN THI VÀO 10 THPT CHUYÊN HÓA” Tác giả: Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Lễ, Vũ Minh Tiến, Vũ Quốc Trung Nhà xuất bản: Giáo dục Việ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 17 phút - Ngày 11 tháng 6 năm 2020
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THƯ VIỆN THÁNG 5 NĂM 2019-2020 Cuốn sách: “Búp sen xanh” Kính thưa các Thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! “ Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có ... Cập nhật lúc : 17 giờ 46 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN “ NGÀY SÁCH VIỆT NAM” NĂM 2020 Như chúng ta đã biết, trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai tr ... Cập nhật lúc : 17 giờ 37 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4/2020 GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ (Sách online) Kính thưa các quý vị phụ huynh học sinh, các thầy giáo, cô giáo, cùng các em học sinh thân mến! ... Cập nhật lúc : 17 giờ 33 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Kính thưa các Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh thân mến! Học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, muốn khám phá song cò ... Cập nhật lúc : 17 giờ 25 phút - Ngày 24 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Các bạn thân mến ! Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, một hình thức văn hóa giân dan có từ lâu đời. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm nội dung giáo dục của ai đó. Trả ... Cập nhật lúc : 21 giờ 35 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh cuốn sách : 35 tác phẩm được giải trong Cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng. Do nhà xuất bản ... Cập nhật lúc : 21 giờ 29 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Để phòng chống dịch viêm phổi cấp do virut corona gây ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo, ngày 5/2/2020 tập thể CB-GV-NV trường THCS Kim Đính tham gia tổng vệ sinh toàn trường ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 8 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Sau nhiều ngày thi đấu với sự nỗ lực của bản thân các em HS trường THCS Kim Đính đã giành những chiếc huy chương bạc và đạt giải Ba toàn đoàn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 21 phút - Ngày 8 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
HS lớp 9B quét dọn nghĩa trang liệt sỹ - Đây là một hoạt động có ý nghĩa sâu sắc; góp phần giáo dục các em học sinh về niềm tự hào dân tộc, lòng kính trọng của thế hệ sau với thế hệ cha, anh ... Cập nhật lúc : 18 giờ 46 phút - Ngày 23 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...